Art by Lucy Campbell
người đàn ông, bế đứa bé 2 ngày tuổi được mấy người đi lượm củi tìm thấy trong rừng,
ôm ngày ôm đêm, chăm ngày chăm đêm,
ôm mệt tới mức cả hai cha con đều ngã quay ra vì thầy quá buồn ngủ, ngã và vẫn ôm trên tay,
Ôm đến khi con sống được,
thay da đổi thịt thành một em bé thật bụ bẫm đáng yêu,
đã nói với mình như vậy
“thầy ko biết nuôi em bé”!
hồi đó thầy vừa được phân công về giáo xứ này, thấy có người mẹ trong làng vừa mất,
theo phong tục, người ta kẹp đứa bé giữa hai đùi mẹ cho chết theo,
vì mẹ mất rồi đâu ai nuôi, thầy thương quá, năn nỉ lắm người ta mới cho mang về nuôi,
thầy đâu có biết nuôi con nít..nhưng thương quá đi xin sữa khắp làng nuôi con..
khi mình xuống thăm thầy thì chỗ thầy đã có tới gần trăm em,
em lạc lang thang trong rừng cao su,
em bị bỏ rơi trong rừng,
em ko biết tìm ở đâu được người ta mang tới, cứ như thế qua bao năm tháng, người ta tìm đến thầy Đinh Minh Nhật, người cha vĩ đại của các em bé dân tộc Tây Nguyên.
thầy kể ngày xưa thầy làm gì có chỗ nuôi các em, xong có người thương cho cái chuồng heo, thầy vay mượn cất căn nhà lụp xụp ở tạm, tự nhiên có ông thầy chùa ở miền tây ko hiểu sao đi ngang qua, cho thầy liền mấy trăm triệu, để thầy cất nhà khang trang cho các con,
ngày xưa chưa có phân khu riêng, thầy nằm ngủ ở giữa hai hàng trai gái hai bên, mệt lắm p ơi, tối ngày canh tụi nó để ko trai gái có thai ra lại khổ, tụi này cứ 14,15 tuổi mà chưa có ai là bảo mình ế rồi.
mình chưa từng đến chỗ nào nuôi các em đông mà lại nề nếp quy củ đến vậy,
mà toàn là các em thiểu số,
e lớn xin đi làm rẫy cho người ta kiếm thêm tiền trang trải, e lỡ lỡ thì ở nhà phụ thầy chăm em nhỏ, phụ cơm nước, e nào cũng lễ phép dạ thưa,
Và e nào cũng được đi học! Có mấy em đã tốt nghiệp đại học luôn rồi!
– mấy em được miễn phí học phí đúng ko thầy?
– ừa nhưng còn nhiều khoản phí khác phải đóng lắm, mỗi lần đến năm học là thầy lao đao vì đông quá, lúc nào cũng nợ mấy chục triệu, mà thương lắm vì các em ko kịp đóng là bị cô réo hoài, cô còn ghi lên tay các em , mấy đứa tủi thân lắm!
– p có cho gì thì thầy xin gạo với mỳ gói nha. Cho mấy đứa đi học buổi sáng ăn tội nghiệp, chỉ cần có đủ ăn là được.
mình ko hiểu được thầy đã xoay xở như thế nào,
tụi nhỏ xoay xở như thế nào,
để cứ ngày này qua tháng khác lớn lên như thế,
thầy chẳng bao giờ gọi mình hỏi tiền hay hỏi quyên gì mỗi khi khi khó khăn,
toàn mình tự gọi hỏi mãi mới nói đang thế này thế kia, nói gửi tiền thì thầy bảo p cũng khó khăn mà đừng lo gì hết thầy xoay xở được hết,
tụi mình ở thành phố, cứ mãi mê so sánh mệt mỏi chạy theo đủ thứ nhà xe danh vọng,
cơm nhiều khi ko thèm ăn chê chán hay còn để dư để mứa, mỳ tôm ăn thì lo nóng xấu da,
mà đôi khi mình thấy còn nghèo hơn mấy em thiếu mỳ thiếu gạo,
nghèo sự nghị lực,
nghèo tính bền bỉ,
nghèo lòng biết ơn,
nghèo cả tình thương,
Toàn nghèo những thứ quan trọng nhất!
Thầy, dù lúc nào cũng thiếu tiền, là người giàu có nhất mình từng biết! Ráng ráng làm giàu giống như thầy nha p ơi!
Em bé 2 ngày tuổi bị bỏ trong rừng kiên cường sống cưng thế này đây, con lớn lên chỉ cần giàu như cha Nhật!
26.10.2023